Chuyển đổi số - Thay đổi nhỏ, lợi ích lớn

Chủ nhật, 29/8/2021 | 07:56 GMT+7

Chuyển đổi số (Digital transformation) là việc tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng và hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức phải có một quyết tâm thay đổi từ "gốc rễ", liên tục thách thức những thói quen, không ngừng thử nghiệm cái mới và học làm quen với thất bại. Chính vì thế, nhiều tổ chức rất chật vật trong quá trình chuyển đổi số vì không thể nào bỏ được những giá trị cốt lõi không dám đương đầu với những thử thách mới nhằm mang đến những lợi ích lớn hơn.

Cùng với xu hướng phát triển của thời đợi EVN đã mạnh dạn tiên phong đặt ra những mục tiêu lớn, lợi ích lớn từ việc chuyển đổi số. Chấp nhận khó khăn, đương đầu với thử thách, cụ thể ngày 21/8/2020 EVN đã tổ chức buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ truyền thông và thông tin Nguyễn Mạnh Hùng về công tác chuyển đổi số trong ngành điện và được kết nối trực tuyến tới hơn 200 điểm cầu tại các đơn vị thành viên qua đó lan tỏa được quyết tâm, tin tưởng của từng đơn vị thành viên cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ thành công trong công tác chuyển đổi số. Ngay trong cuộc họp Bộ trưởng cũng đã khẳng định niềm tin vào EVN với câu nói: “tôi thấy được khát vọng của EVN. EVN hãy là doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số thành công tại Việt Nam, với mục tiêu không phải 2025, mà là sớm hơn, vào năm 2022. Tôi có niềm tin vào điều này”.

Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-HĐTV ngày 17/2/2021, thông qua Đề án tổng thể Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đến năm 2022, tính đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu chuyển đổi số là hướng đến các hoạt động được số hóa, các hoạt động chưa tự động thành tự động và ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, năng lực quản trị. ứng dụng triệt để, toàn diện sức mạnh của công nghệ số và CNTT, đặc biệt là các công nghệ lõi của CMCN 4.0 như: IoT, BigData, AI, Blockchain, Cloud,..., tiếp tục đẩy mạnh chuyển đối số trên mọi lĩnh vực từ hoạt động quản trị doanh nghiệp, kinh doanh & dịch vụ khách, cải thiện kết quả hoạt động SXKD của EVN, xây dựng Tập đoàn trở thành doanh nghiệp số.

Năm 2021 đã được EVN xây dựng chủ đề năm 2021 là năm Chuyển đổi số trong Tập đoàn Quốc gia Điện lực Việt Nam”, trong đó Mỗi CBNV-NLĐ EVN cần chủ động tham gia chuyển đổi số và sử dụng thiết bị thông tin cá nhân của mình một cách thành thạo nhất, hiệu quả nhất để nâng cao hiệu quả trong công việc

EVNGENCO3 cũng như Công ty nhiệt điện Mông Dương  đã tập trung triển khai chuyển đổi số theo các lĩnh vực mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông qua,trong đó có việc áp dụng những phần mềm dùng chung của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh như: ERP, PMIS, E-Office, HRMS, IMIS, RCM…. Ngoài ra Công ty cũng xây dựng những chương trình chuyển đổi riêng cho chính mình để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn các đơn vị từng bước triển khai các chương trình chuyển đổi số một cách bài bản, hiệu quả nhất.

Đối với Công ty Nhiệt điện Mông Dương là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phát điện lại là Công ty hoạch toán phụ thuộc nên các lĩnh vực chuyển đổi số chủ yếu được tập trung cho công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành và bảo dưỡng, quản lý công tác hành chính … Xác định rõ mục tiêu của công ty cũng như điểm mạnh điểm yếu của mình,  Phân xưởng vận hành đã tập trung thực hiện công tác chuyển đổi số trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành mà tiêu biểu là việc xây dựng, cập nhật ứng dụng PMIS vào công tác điều hành sản xuất điện, đang triển khai nghiên cứu các ứng dụng công nghệ số với các hệ thống lớn như Digital Worker; giám sát online chế độ cháy lò hơi, giám sát các máy biến áp online, giám sát điều khiển từ xa nhà máy điện…

Phân xưởng Vận hành cũng đã chủ động nghiên cứu tìm hiểu ứng dụng công nghệ quét mã QR-Code để xây dựng lên sản phẩm ứng dụng số “cây nhà là vườn” trong việc giám sát công tác kiểm tra thiết bị của lực lượng vận hành, qua đó nắm bắt nhanh tình trạng làm việc của thiết bị sớm phát hiện các khiếm khuyết, đôn đốc nhắc nhở nhân viên vận hành thường xuyên kiểm tra thiết bị, thu thập dữ liệu khiếm khuyết cho công tác quản lý sửa chữa thiết bị một cách tự động và nhanh chóng. Qua đó, góp phần không nhỏ vào công tác đảm bảo sản xuất liên tục, an toàn và tin cậy.

Với sự quyết tâm và nỗ lực của CBCNV Phân xưởng Vận hành cùng các đơn vị trong Công ty Nhiệt điện Mông Dương phấn đấu hoàn thành vượt mức được giao trong công tác xây dựng cập nhật phần mềm quản lý kỹ thuật (80%/70%), hoàn thành 100% công tác xây dựng chương trình RCM, hoàn thành các chỉ tiêu chuyển đổi số do EVN, EVNGENCO3 giao trong năm 2021.

Hình ảnh CNVH đi kiểm tra thiết bị tại chỗ và cập nhật lên hệ thống

Ảnh có chứa bàn

Mô tả được tạo tự động

 

PXVH
: CDS