Năm 2021 ngành điện tập trung triển khai chuyển đổi số, chủ đề mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông qua. Mục tiêu EVN đặt ra là tích hợp công nghệ số và mô hình quản trị phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng khách hàng. Đến hết năm 2022, EVN cơ bản chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số. EVN nhận diện, lựa chọn và phát triển các trọng tâm chuyển đổi số như số hóa dữ liệu với mục tiêu “một hạ tầng, một cơ sở dữ liệu”, số hóa khách hàng, số hóa quy trình nghiệp vụ, tiếp tục lộ trình ứng dụng khoa học - công nghệ trong các hoạt động, tận dụng thành tựu nghiên cứu công nghệ 4.0...
Bắt tay vào triển khai lộ trình Chuyển Đổi Số, Công ty đã thành lập Ban chỉ đạo điều hành và đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến 100% cán bộ, công nhân viên để thay đổi tư duy, nhận thức và xác định Chuyển Đổi Số là trách nhiệm của toàn ngành và mỗi người. Công ty xây dựng kế hoạch chi tiết, xác định phần việc cụ thể trong các Phòng, Phân xưởng trong quá trình tiếp cận. Đẩy mạnh đào tạo, tập huấn kỹ năng Chuyển Đổi Số và phát triển doanh nghiệp số cho cán bộ, công nhân viên gắn với từng vị trí công tác để có thể áp dụng ngay trong thực tế công việc.
Công tác chuyển đổi số đã hiệu hữu rõ nét tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương khi các phần mềm, ứng dụng kỹ thuật được quản lý, cập nhật liên tục thông qua các dữ liệu được upload kịp thời, nhanh chóng và đẩy đủ, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, giám sát công việc của các kỹ sư, Lãnh đạo. Các ứng dụng như PMIS, RCM, RMS, phần mềm than COAL của EVN, GENCO3,… vừa đảm bảo tính tiện dụng, khả năng lưu trữ dài lâu, truy xuất tìm kiến dữ liệu nhanh chóng vừa dễ sử dụng.
Nổi trội và là điểm khởi đầu hoàn hảo trong chuyển đổi số chính là Phần mềm quản lý kỹ thuật nguồn điện (PMIS). Được đưa vào triển khai và sử dụng từ năm 2017, PMIS hỗ trợ truy xuất các số liệu báo cáo theo các biểu mẫu quản lý kỹ thuật cho các đơn vị theo quy định một cách nhanh chóng và tiện lợi, đồng thời cung cấp các số liệu chính xác phục vụ công tác tham mưu cho lãnh đạo Công ty, mang lại lợi ích kinh tế - kỹ thuật cho Công ty. Đáp ứng tối đa mục tiêu đề ra như: Số hóa hồ sơ tài liệu, xây dựng kho dữ liệu dùng chung, đưa ra các cảnh báo dựa vào thông số vận hành, công cụ hỗ trợ thống nhất và chuẩn hóa quy trình, giảm tồn kho vật tư thiết bị, tối ưu năng lực khai thác thiết bị, hỗ trợ lập kế hoạch mua sắm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đánh giá chất lượng thiết bị. Việc áp dụng hệ thống quản lý kỹ thuật PMIS, ngoài chức năng quản lý toàn bộ lý lịch thiết bị hỗ trợ người sử dụng truy xuất các thông số đo đếm, các thông số vận hành, tổng hợp thông tin các sự cố, thông tin về thí nghiệm định kỳ, sửa chữa, bảo dưỡng...
Với những hiệu quả đạt được như vậy, không chỉ với PMIS, các phần mềm khác thực sự tạo ra một cuộc cách mạng nâng cao hiệu quả, hiệu suất trong công tác quản lý vận hành, sản xuất kinh doanh…
Anh Phạm Tiến Dũng – Tổ trưởng Tổ CNTT chia sẻ “Lãnh đạo Công ty cần thông tin có, việc khó Kỹ thuật thông tin” là có thể thấy được thông tin luôn sẵn sàng để báo cáo, vừa nhanh, vừa chính xác và có thể giải quyết được các vấn đề về vận hành máy móc.
Hi vọng trong tương lai gần, Công ty Nhiệt điện Mông Dương sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời đại công nghiệp 4.0.